NHỮNG THỦ THUẬT SẢN XUẤT GIÀN GIÁO GÍA RẺ, NẶNG KG!

Thị trường hiện nay đang lủng loạn giá cả, bạn có thể nghe cùng một loại hàng mà nhà cung cấp A báo giá rất rẻ, nhà cung cấp B giá lại hơi “ Chát “.

Khi mua hàng, các bạn hay hỏi độ dày ống phi 42, họ nói 1.8ly, 2ly…. Nhưng chúng ta tự hỏi : “ Liệu có kiểm chứng được chính xác là chúng dày bao nhiêu không? Lấy gì để đo lường được??? Chưa kể khung giàn giáo còn được tạo ra bởi nhiều loại thép ống khác nhau, mỗi loại ống lại có độ dày khác nhau, nên lấy căn cứ độ dày ống 42 để đo lường độ dày của cả khung giàn giáo là không chính xác!

Ly, zem bạn có thể không phân biệt được nên bạn quay ra hỏi : “ Một khung nặng bao nhiêu kg ? ” Bạn nghĩ rằng bằng cách này thì không ai có thể qua mặt được bạn!

Có nơi khẳng định với bạn rằng: “Anh/Chị không thể tìm đâu ra chỗ nào bán giàn giáo nặng kg mà giá rẻ như chỗ em đâu”. Bạn hỏi vài nơi…Qủa đúng là như thế thật!

Bạn đem giá của Nhà cung cấp ( NCC) A so sánh với NCC B, NCC B nói với rằng: “ Bên em rất mong muốn được hợp tác với anh, nhưng thật sự giá bên em sản xuất ra còn cao hơn giá người ta bán cho anh.” 

Bạn sẽ thắc mắc hay vui mừng vì mình đã tìm được hàng với giá cực rẻ???

Nhưng bạn chớ vội lựa chọn ngay bất kì nhà cung cấp nào khi chưa xem xét kĩ chất lượng sản phẩm cùng giá cả của họ!

 

san-xuat-gian-giao

Giàn giáo kém chất lượng

Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn các cách mà một số nhà sản xuất đang đánh lừa bạn, cách phân biệt hàng xấu với hàng tốt, hi vọng bạn sẽ tìm mua được sản phẩm xứng đáng với đồng tiền bạn bỏ ra, tìm được một nhà cung cấp mà bạn có thể đặt niềm tin ở họ. Chúng ta hãy để ý xem họ có sử dụng thủ thuật nào sau đây trong sản phẩm của họ không nhé!

Các thủ thuật trong sản xuất giàn giáo:

1.      Sử dụng thép lỗi, thép thứ phẩm, kém chất lượng: Cách phân biệt thép lỗi là: các ống thép có độ dày không đều nhau ( dung sai lớn ), đường kính ống không chuẩn, đường hàn lớn dễ bị téc. Thép thứ phẩm thường chứa nhiều tạp chất khiến thép bị giòn, dễ gãy, màu không tươi sáng. Hai loại thép này nhà cung cấp thường nhập về với giá rất rẻ!

2.      Một số nơi sản xuất giàn giáo ( không nhiều ) sử dụng thủ thuật: cho đầy cát vào bên trong các thanh ngang giàn giáo rồi hàn kín lại, bạn không thể phát hiện ra điều này sau một thời gian dài sử dụng, mối hàn bị rỉ sét và cát chảy ra ngoài lỗ hở.

3.      Giàn giáo đã qua sử dụng nhưng còn mới được cạo sạch, tân trang phụ kiện và sơn lại, nhìn bên ngoài vẫn bóng đẹp và được bày bán với tư cách “ hàng mới giá rẻ”.

4.      Kĩ thuật thi công mối hàn: Nhiều nơi vẫn còn sử dụng công nghệ hàn thô sơ ( Hàn que ) với chi phí thấp khiến mối hàn dễ bị giòn vỡ và oxi hóa. Tay nghề của thợ cơ khí kém, hàn ẩu nhanh ra nhiều sản phẩm nhưng chất lượng mối hàn không cao. Ngoài ra, kĩ thuật hàn “ Bo Tròn” hay “ Đập Bẹp” cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng và giá thành của sản phẩm.

Do nắm được các thủ thuật trên mà chi phí sản xuất của một số nhà cung cấp rất thấp. Chính vì vậy mức giá họ bán ra cũng rất thấp, thậm chí còn thấp hơn cả chi phí sản xuất của những nhà sản xuất chân chính!

 Một số khách hàng đã không nhận định được các thủ thuật của họ và cứ ngỡ rằng mình mua được hàng với giá cực rẻ. Nhưng thực chất sau thời gian sử dụng, độ bền sản phẩm không cao, sửa chữa liên tục, chưa kể một số trường hợp còn có nguy cơ đến tính mạng con người..... Bạn mới té ngửa:

“ Rẻ hóa  Đắt !”

Qua những chia sẻ trên, tôi hi vọng rằng Chúng ta hãy là những Thượng Đế thật thông minh!